Sống chậm lại - Nghĩ khác đi - Yêu thương nhiều hơn

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Tìm hiểu cuốn sách "HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG"

  • Tên sách : Hành trình về Phương Đông
  • Tác giả : Blair T. Spalding
  • Dịch giả : Nguyên Phong
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 286
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 12010000008833
  • OPAC :
  • Tóm tắt :
BLAIR T. SPALDING
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
NGUYÊN PHONG Dịch
NXB PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI NÓI ĐẦU
Tác phẩm “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1935), hồi ký của Dr. Blair T. Spalding ( 1857-1953 ). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ  với tựa đề “ Hành Trình Về Phương Đông”.
Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư, Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gở, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á Châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận  riêng củ giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng cac quyển hồi ký này.
Mời các bạn đọcnhững chương đầu của tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông”
Người dịch
NGUYÊN PHONG
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1 :  MỘT NGƯỜI ẤN LẠ KỲ
Chương 2 :  NGƯỜI ĐẠO SĨ THÀNH BENARES
Chương 3 :  KHOA HỌC THỰC NGHIỆM VÀ KHOAHỌC CHIÊM TINH BÍ TRUYỀN
Chương 4 :  TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ
Chương 5 :  THÀNH PHỐ THIÊNG LIÊNG
Chương 6 :  NHỮNG SỰ KIỆN HUYỀN BÍ
Chương 7 :  VỊ ĐẠO SĨ CÓ THỂ CHỮA MỌI THỨ BỆNH
Chương 8 :  ĐỜI SỐNG SIÊU NHÂN LOẠI
Chương 9 :  CÕI VÔ HÌNH
Chương 10: HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

Hành trình về phương Đông (Journey to the East) là cuốn sách do giáo sư Baird T. Spalding ghi chép lại lại cuộc du khảo cùng đoàn khoa học gia Hoàng gia Anh – những người giỏi và danh giá nhất Đại học Oxford danh tiếng đến vùng đất Ấn Độ và các vùng lân cận để khám phá thế giới huyền bí không giải thích hay chứng minh được bằng khoa học thực nghiệm. Sách được giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du, tựa Nguyên Phong) phóng tác.
Sách được xuất bản lần đầu tiên bởi NXB Adyar Ấn Độ năm 1924. Cuốn sách đã gây một dư luận tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ở cả châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh quốc, rồi đệ nhị thế chiến xảy ra, cuốn sách không được tái bản ở bất kỳ NXB nào khác trên thế giới. Bản tiếng Việt (do Nguyên Phong phóng tác năm 1974, xuất bản năm 1987 sau 85 năm thất truyền) và bản tiếng Anh (xuất bản năm 2009). Cuốn sách được đánh giá là một trong những tác phẩm đương đại hay và độc đáo nhất về văn hoá phương Đông.
Ngoại trừ cuốn sách do chính tôi viết thì đây là cuốn sách mà tôi đọc xong trong thời gian ngắn nhất, chắc trong vòng 24h. Nó phá vỡ kỷ lục 4 ngày của cuốn Facebook Effect tôi đọc cách đây chừng 5 năm, kế đến là khoảng nửa tháng với cuốn Tiểu sử Steve Jobs. Có một điểm thú vị là cả 3 cuốn này tôi đều mượn từ bạn bè. Hình như vì mượn nên tôi phải cố đọc cho nhanh để trả. Nói vui thôi, điều đặc biệt chỉ xảy đến khi có gì đặc biệt xảy đến. Và đây thực sự là cuốn sách đặc biệt. Và tôi có thói quen là cuốn sách nào thay đổi hay tác động to lớn đến cách sống của tôi, tôi sẽ viết tóm tắt về nó.
Chuyện kể về việc Hoàng gia Anh không tin vào những thứ tâm linh, huyền bí của phương Đông nên cử những khoa học gia giỏi nhất bấy giờ đi tìm chân tướng sự thật. Và điểm đến là Ấn Độ, khi ấy là thuộc địa Anh.
Ấn Độ là quốc gia kém phát triển, có hàng ngàn đạo giáo khác nhau và ai cũng có thể cạo đầu, vận y để tự xưng là tu sĩ, giáo sĩ, thậm chí thánh nhân hay Đức Thích Ca tái thế. Đặc biệt những kẻ vô công rỗi nghề đi bịp bợm kiếm miếng ăn dựa trên sự nhẹ dạ cả tin của dân chúng bằng những trò lừa bịp hay những tà đạo bất chính. Có kẻ thì học vài bài kinh, gom được vài ba tờ niên lịch của tinh tú và biết vài ba bài cúng, có kẻ thì biết vài trò lừa bịp… Và càng những kẻ khoa trương thì lại là những kẻ thấp hèn nhất, làm hoen ố tinh thần văn hoá tín ngưỡng phương Đông.
Một kẻ tu sĩ nọ, trổ tài thổi sáo gọi rắn, con rắn hổ mang hung dữ phùng mang uốn lượn từ trong cái giỏ vải chui lên nhưng thực ra đã bị bẻ nanh, nuôi bằng bã thuốc phiện và được huấn luyện để kiếm cơm cho kẻ hạ đẳng kia.
Có kẻ thì nhân danh Thượng đế để yêu sách dân chúng cống nạp này nọ và xây đền đài tráng lệ cho chúng.
Mất 2 năm, đoàn cảm thấy thất vọng vì chỉ chứng kiến những thứ tầm phào vớ vẩn. Cho đến một ngày nọ gặp người có vẻ không bình thường, nói rằng được một vị Chân sư dùng thần giao cách cảm phái đến gặp vị giáo sư và bắt đầu đưa đoàn vào cuộc hành trình tìm những điều kỳ bí.
hatha yoga
Hatha Yoga – phương thức làm chủ thể xác
Một trong những bài học, đó là Yoga là một môn khoa học, không chỉ là những tư thế vặn vẹo cơ thể sang những tư thế khó là hay mà cái hay của Yoga là tịnh tâm từ bên trong để refresh cơ thể một cách thực sự chứ không phải tập hùng hục như tập thể dục.
Hatha Yoga là phương thức giúp làm chủ thể xác. Raja Yoga giúp làm chủ tinh thần. Hatha Yoga dọn đường cho Raja Yoga.
Người Tây phương chọn những môn như cử tạ để làm cơ thể rắn chắc nhưng chỉ đem lại dáng vẻ bề ngoài còn Yoga tạo nên một tâm hồn và thân thể tráng kiện từ bên trong.
Tịnh tâm? Giữ cho mình không hoạt động xấu thì dễ nhưng giữ cho tâm không nghĩ xấu mới khó khăn gấp bội, và đòi hỏi nỗ lực phi thường.
Trái đất thì nghiêng 23 độ, mặt trời nóng 5,500 độ C, mặt trăng cách trái đất 380,000 km. Mọi thứ đều là một sự sắp xếp hoàn hảo của thiên nhiên và chỉ cần trái đất không nghiêng đúng 23 độ thì không có 4 mùa xuân hạ thu đông, hay trái đất gần mặt trời hơn thì mọi thứ bị thiêu rụi, hay mặt trăng gần trái đất hơn thì không chỉ là thuỷ triều mà tất cả lục địa sẽ chìm trong nước.
Cá hồi sinh ra ở nước ngọt, theo dòng nước để ra biển và khi trưởng thành thì bơi về nguồn.
Lươn biển sinh ra ở ao ngòi kênh lạch, khi lớn lên thì làm một cuộc du hành đến tận quần đảo Bermuda. Để đến đây, một con lươn ở châu Âu phải vượt 4,000km và châu Á phải vượt 8,000km. Đến nơi, chúng sinh sản và chết. Các con lươn con lại quay về đúng “quê cha đất tổ” một cách kỳ diệu và khó tin.
Những bậc chánh đạo biểu diễn cho phái đoàn những việc như làm biến mất nhịp tim hoàn toàn, có người nhịn thở hàng tháng dưới đáy hồ hoặc chôn trong quan tài. Có người thì ngồi trên không trung chỉ nhờ trống một cây gậy xuống đất. Có người thì đem đủ mùi hương từ khắp nơi trên thế giới dù căn phòng trống không, thậm chí biến ra chùm nho trên tay… Tất cả khoa học gia uyên bác nhất đều không tin vào mắt mình. Tất cả phép thuật đó, người thực hiện sẽ phải trả giá đắt nếu đem đi lừa gạt hại người.
Thầy nào, trò nấy. Một tu sĩ chân chính không có đệ tử bất hảo, và một đệ tử thông minh không tìm thầy bất lương.
Có những thứ khoa học thực nghiệm không chứng minh được, không có nghĩa là không tồn tại mà nó thuộc khoa học vũ trụ
Những vị Chân sư (Rishi) ẩn mình nơi thâm sơn cùng cốc, có người sống đến mấy trăm năm, không phải lánh xa cõi trần để sống yên thân yên phận mà họ độ trì nhân loại theo một cách tâm linh. Trong thế giới tâm linh, chết không phải là hết. Chết thì là chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Cơ thể chúng ta khi còn sống hay vong hồn chúng ta khi qua đời để là những dạng vật chất. Có những vong hồn không chấp nhận mình đã chết, có khi quanh quẩn ở nhà để rồi đau khổ khi thấy gia đình người thân thì vui vẻ còn mình thì thậm chí không được ăn cái mình muốn ăn. Có người thì đau khổ khi thấy dòi bọ đục phá thể xác mình. Cho nên, hoả thiêu là tốt nhất. Có người thì đau khổ vì đọc được ý nghĩa của người thân rằng thực sự họ vui vì sự qua đời của mình vì họ trút được gánh nặng. Sở dĩ người chết đọc được ý nghĩ của người thân vì vong hồn và ý nghĩ có cùng trạng thái vật chất.
Trẻ em mà mất thì thường vẫn nô đùa quanh cha mẹ, quanh nhà và thậm chí không ý thức được cái chết của mình. Chúng tái sinh nhanh và thường đầu thai lại vào chính gia đình cũ do nhiều nhân duyên. Một bà mẹ sảy thai vì sự cố ngoài ý muốn thì thường đứa bé vẫn quanh quẩn bên mẹ và đầu thai lại khi có dịp. Còn trường hợp phá thai thì đứa bé uất ức vì không hiểu vì sao mẹ nó lại làm hại nó.

Tạo hoá tạo ra vạn vật nhưng không hề định đoạt số phận của ai cả. Mọi thứ đều do cái nhân – quả ai gieo nấy gặt. Đừng nghĩ sống chết có số nên mặc cái gì đến sẽ đến. Mọi sinh vật có mặt trên cõi đời đều chào đón kiếp mới bằng một thứ tài sản gọi là Nghiệp Báo. Kiếp trước một người ăn ở thất đức, nghiệp báo kiếp này nặng nhưng nếu tu tâm tích đức thì hoàn toàn có thể dứt nghiệp chứ không phải cả đời phải chịu đắng cay.
Sudeih Babu, một vị thầy tu, nói rằng cứ 1/4 cuối của mỗi thế kỷ sẽ có biến động lớn trong lịch sử nhân loại. Rồi ông dẫn chứng bằng những câu chuyện: Năm 1275, Roger Bacon phát động phong trào Phục hưng văn hoá. Năm 1375, Christian Rosenkreuz phổ biến văn hoá này rộng khắp, đưa châu Âu thoát khỏi thời kỳ Trung cổ hắc ám. Francis Bacon nghiên cứu khoa học và năm 1578 sử dụng tiếng Anh thay tiếng Latin để phổ biến kiến thức khoa học. Năm 1789, cách mạng Pháp bùng nổ, thay đổi hẳn lịch sử châu Âu. Năm 1875, Darwin cho ra đời Thuyết Tiến Hoá… Babu cũng nói mỗi nhân mạng đều gắn liền với những vì tinh tú trên trời và mỗi việc chúng ta làm đều được những tinh tú đó như tấm gương phản chiếu lại. Đó là chiêm tinh học.
Alexandre Đại Đế, người đã chinh phục thế giới và ra trận khi mới 14 tuổi. Ông là học trò của triết gia Aristotle. Trong một lần trò chuyện với thầy:
      – Con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
      – Rồi sao nữa – Aristotle đáp
      – Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an.
      – Tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay – Aristotle mỉm cười
alexandre
Alexandre Đại Đế
Rishikesh, một tên gọi linh thiêng, thành phố của các vị thánh.
Có một vị bác sĩ chuyên chữa trị các chứng nan y, một hôm gặp phải chịu thua trước chứng bệnh của một cô bé. Ngay giây phút chứng kiến cô bé trút hơi thở cuối cùng vì một người phụ nữ xuất hiện với hào quang chói loà và vị bác sĩ nhận ra đó chính là Đức Mẹ thế gian. Ngài mang nhiều danh hiệu khác nhau như Đức Mẹ Maria của Thiên Chúa giáo, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, Đức Avalokiteshvara của Ấn giáo. Ngài thuộc ngôi hai của Thượng đế và biểu hiện cho lòng từ bi, bác ái, luôn đáp lại những lời cầu cứu của chúng sinh.
Ram Gopal Mukundar là một đạo sĩ nổi tiếng có thể chữa trị mọi bệnh tật. Ông thành lập một đạo viện (Ashram) ở ngoại ô Rishikesh. Những căn bệnh như gãy tay hiển nhiên phải tìm đến y học phương Tây nhưng những căn bệnh nan y thì đến với viện này, Ram Gopal yêu cầu ngay lập tức phải dứt bỏ tất cả để vào viện chỉ với độc nhất một bộ đồ trên người, không cần biết người đó là nô lệ hay tiểu vương. Vào đây, mỗi ngày chỉ ăn nhẹ bữa trưa và uống nước. Những căn bệnh như vậy là do sức khoẻ suy giảm mà ra. Vì ban đầu con người làm gì có bệnh. Để chống lại bệnh thì cần có cuộc sống lành mạnh và thường xuyên vận động cơ thể. Thậm chí uống ít nước vì nước được bơm đi khắp cơ thể qua tim, uống ít nước thì tim làm việc ít. Trong yoga có tư thế trồng cây chuối là để máu tự chảy về não thay vì nhờ tim co bóp đẩy máu đi. Tư thế này cũng giúp tim được giảm tải.
yoga
Yoga không phải một môn thể dục, đừng chỉ tập hùng hục cho ra mồ hôi
Một cậu bé ở với một đạo sĩ, có hôm đạo sĩ đi xa dặn cậu bé ở nhà chăm lo tu hành. Vì nếp sống tu hành thanh bần, cậu chỉ có mỗi miếng khố che thân, nhưng cứ bị chuột cắn. Thấy vậy, dân làng biếu cậu con mèo. Từ đó yên với lũ chuột nhưng phải đi xin sữa về nuôi mèo. Dân làng lại cho cậu con bò để lấy sữa nuôi mèo. Rồi lại phải có đất đai trồng cỏ cho bò. Rồi mọi thứ trở thành như một đồn điền với bò, với cỏ, với công nhân cắt cỏ… Và cậu chẳng còn thể tu hành. Cho đến ngày vị đạo sĩ quay về và nói “chỉ vì cái khố rách mà con phải trói buộc mình vào những thứ này”. Rồi hai thầy trò vứt bỏ tất cả để lên núi Tuyết Sơn tu đạo. Cậu bé đó chính là Ram Gopal và đó chính là bài học khiến ông yêu cầu mọi người đến tìm ông trị bệnh phải vứt bỏ tất cả lại vì có chết cũng chẳng mang được gia sản gì đi và có tiếc để làm việc tiếp thì sẽ chết.
Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Rồi thì phái đoàn cũng tìm đến vị pháp sư này. Vị pháp sư tiếp đoàn và lôi trong tủ ra cuộn len và hai cây đan len để một góc rồi tiếp chuyện. Mọi người bắt đầu nói về đề tài ma quỷ và những chướng nghiệp khi chúng ta sát sanh và ăn thịt cá vì động vật vốn dĩ đã bị đày đoạ mới thành kiếp súc sinh tức nghiệp chướng đã nặng nay chúng ta nuốt nghiệp chướng đó vào thì lại nặng thêm bội phần. Trong khi đó trái cây, rau cỏ là lớn lên nhờ tinh hoa khí trời và nhựa sống, nuốt chúng là làm cho chúng ta thêm thanh lọc. Ngài cũng nói chúng ta thử một tuần chỉ ăn cơm với rau, không ăn cả gia vị sẽ thấy cơ thể đổi khác tích cực. Trò chuyện một lúc thì cuộn len lúc nãy đã trở thành một chiếc áo với những đường đan vụng về và trên áo có thêu tên Mortimer, một vị giáo sư trong đoàn. Hamud nói, chiếc áo do một vong hồn đan và tên Mortimer là người có hoài nghi cao nhất trong đoàn về những gì Hamud vừa nói. Ông còn minh chứng bằng việc chưa hề nói tên bất cứ ai trong đoàn. Hamud nói thêm, ông không sai khiến ma quỷ và không đi về hai cõi âm dương gì cả vì âm dương tồn tại ngay tại một điểm, chỉ khác hình thái. Hamud gặp các vong linh để giúp đỡ họ siêu thoát.
Bất ngờ, phái đoàn nhận được thư tín triệu hồi về Anh quốc gấp và yêu cầu Oxford chấm dứt cuộc du khảo này ngay vì một ai đó đưa lên mặt báo hình ảnh những khoa học gia uyên bác nhất Hoàng gia Anh lại “quỳ rọp nghe đạo sĩ Ấn dạy bảo”. Các nhà khoa học hết sức bàng hoàng về quyết định này vì họ đang dần khai phá ra được nhiều vấn đề. Buồn chán, giáo sư Spalding đi lang thang và bất ngờ gặp lại người Ấn mà ban đầu chỉ cho đoàn những trò lừa bịp rẻ tiền cho “đạo sĩ dỏm” cho đến việc đi đâu làm sao để gặp những vị đạo sĩ chánh đạo. Vị người Ấn này tự động kể vanh vách lại những gì phái đoàn đã trải qua trong sự kinh ngạc của giáo sư. Không thể đợi thêm, giáo sư liền hỏi:
      – Nếu chúng tôi muốn tiếp tục cuộc hành trình thì phải làm thế nào?
      – Tại sao bạn cứ hỏi tôi “phải làm gì?”, “phải làm thế nào?”. Nếu muốn, các bạn chỉ việc lên đường.
Định mệnh con người luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu được vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, phái đoàn đã đến Potar, ngay sát chân dãy Himalaya hùng vĩ, họ bỏ lại tất cả danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến và tự ái cố hữu của người Tây phương.
Huanshan
Liệu sau rặng Tuyết Sơn có những vị Chân sư thật không?
Cuộc hành trình về phương Đông của họ bắt đầu.
Những tưởng trải qua hành trình dài như vậy, chỉ cần đi tiếp để gặp được các vị Chân sư là tìm ra lời giải. Nhưng sau bao cam go, bây giờ mới chỉ là lúc chính họ từ bỏ tất cả để đi tìm bản ngã. Và rồi họ có tìm ra không, liệu các vị Chân sư có thật hay không hay chỉ là trí tượng tượng hay chỉ là các đấng thần linh siêu nhiên vô hình chứ chẳng phải người trần mắt thịt. Tất cả vẫn chỉ là bí ẩn cho đến ngày hôm nay. Thôi thì hãy cứ sống tốt đi cái đã, gieo duyên ắt sẽ gặp duyên.
Thở chậm, sống lâu
Nghĩ sâu, sống tốt
Vũ Hoàng Tâm, ghi chép lại cảm xúc sau khi đọc cuốn sách đặc biệt này.
“Hãy gõ cửa sẽ mở, hãy tìm rồi sẽ gặp”


 Mọi người kích chuột vào link và nghe đọc cuốn sách này



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét