Sống chậm lại - Nghĩ khác đi - Yêu thương nhiều hơn

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

THIỀN VÀ CUỘC SỐNG

                                                            Thiền là gì


Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả

Nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.
Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất – Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:
· Nhịp nhàng
· Có khả năng tạo ra sự tập trung
· Có khả năng tạo ra ý tưởng

                                                  Sự cần thiết của thiền


Giảm đè nén và căng thẳng. Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta
Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.

Khát vọng cái vô hạn 
Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
- Khám phá chân lý
- Nhận thức được Đấng Tối Cao
- Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.
Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, Satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà “duy linh” đã nói, “Con người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn”
Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã trở thành giáo điều?

                                                   Bài tập về thiền

Bài tập về thiền

Một số chỉ dẫn để thiền định được nhanh hơn, Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:

•  Không ngắt quãngHãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
•  Tập luyện hai lần một ngày không thay đổiĐể có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.
•  Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngàyHãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.

•  Thiền định khi bụng rỗngSau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.
•  Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền địnhNgay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.
•  Giữ cột sống thẳngTrong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.
•  Tham gia thiền tập thể thường xuyênVài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.
•  Đọc những sách tinh thầnĐể giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.
•  Tắm sơ trước khi thiềnKỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước “bằng mũi”: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.

•  Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mìnhHãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.

Nguồn ST: (http://yoga.com.vn/)

1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của tác giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa