Sống chậm lại - Nghĩ khác đi - Yêu thương nhiều hơn

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Câu chuyện con lừa và sự nhận thức bản thân

Trên núi có một con lừa ngốc, chết rồi vẫn không biết vì sao mình chết, một câu chuyện ý nghĩa mà bất kì ông chủ nào cũng có thể truyền cho nhân viên đọc để bản thân hiểu hơn về giá trị con người.


Kết quả hình ảnh cho tượng phật

Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư: “nếu như có thể ra ngoài xem xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi.
Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa ta, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.
Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế.


con lua 5

Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người.
Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ.
Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp…


(Ảnh: Internet)

Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta đến thế”, nói xong liền tắt thở.
Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi!”
Cảm ngộ
Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản thân mình.
Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hỏi bản thân mình một câu rằng: “Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”


(Ảnh: Internet)

– Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.
– Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
– Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.


(Ảnh: Internet)
Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ… có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy chưa…?

Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những ước muốn trong tâm, chứ không phải là chính bạn. Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!
Theo Ntdtv
Tiểu Thiện biên dịch

Học tác phong đúng đắn

Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chứa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục Câu chuyện thành ngữ – Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.
Từ cổ chí kim, từ người cổ đại cho đến các nhà tâm lý và bác sĩ hiện đại, tất cả đều coi tư thế cơ thể hợp lý là chìa khóa để duy trì sức khỏe thể chất và sức mạnh tinh thần.
(Ảnh: Internet)
Theo y học cổ truyền, tư thế cơ thể không chỉ đóng một vai trò thể chất quan trọng mà còn phản ánh nội tâm bên trong của con người. Chẳng thế mà người xưa có câu thành ngữ: “Lập như tùng, tọa như chung, hành như phong, ngọa như cung”. Nghĩa là: Đứng (thẳng) như cây tùng, ngồi (vững) như cái chuông, đi (nhẹ) như gió, nằm (cong) như cánh cung.

Điều này cũng được đưa vào áp dụng trong nền giáo dục cổ đại. Trẻ em không chỉ được dạy kiến thức mà còn được rèn giũa kỷ luật, ở đâu cũng giữ gìn phép tắc, ngôn từ cử chỉ mọi lúc đều đĩnh đạc, chỉn chu.
(Ảnh: Internet)
Chúng ta có thể bắt gặp luận điểm tương tự trong sách “Lễ ký” và “Đệ tử quy”, hai cuốn cổ thư dù trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị trong việc dạy bảo người ta tu dưỡng đạo đức, phẩm hạnh. Người xưa quan niệm việc rèn giũa tư thế, tác phong là trọng điểm trong tu dưỡng đạo đức, có tác dụng đề cao cả thể chất lẫn tinh thần.

1. Lập như tùng

Câu thành ngữ bắt đầu với tư thế đứng: lập như tùng (đứng như cây tùng). (Ảnh: Internet)
Câu thành ngữ bắt đầu với tư thế đứng: lập như tùng (đứng như cây tùng). (Ảnh: Internet)
Câu thành ngữ bắt đầu với tư thế đứng: lập như tùng (đứng như cây tùng). (Ảnh: Internet)
Đứng thẳng như cây tùng không chỉ đơn thuần nói đến dáng đứng ngay thẳng mà còn thể hiện nền tảng đạo đức của một người. Hai chân đứng vững, lưng ngay cổ thẳng là tư thế lý tưởng, không chỉ tốt cho các cơ quan nội tạng mà còn giúp cho vùng bụng gọn gàng, đồng thời cũng biểu thị cho sự tự tin, đĩnh đạc.
Tưởng Giới Thạch, nhà chỉ huy quân sự tài ba của Trung Quốc trong Thế chiến thứ 2, là người nổi tiếng với dáng đứng ngay thẳng và lề lối sinh hoạt siêng năng.
lap nhu tung 16
Những phẩm chất này đã góp phần không nhỏ vào thành công của ông trong công cuộc thống nhất đất nước khi Trung Quốc rơi vào giai đoạn đen tối nhất của lịch sử.
Y học cổ truyền cho rằng đứng gù lưng sẽ làm gia tăng áp lực không tốt lên dạ dày, ruột và xương sống; tư thế này cùng với tâm lý lo âu là một trong những biểu hiện của tình trạng khí huyết không thông.
Có rất nhiều bài tập cũng như những thói quen đơn giản mà bạn có thể thực hành thường xuyên để có được tư thế chuẩn. Bạn có thể bỏ ra 5 phút mỗi ngày tập đứng thẳng ở nguyên một chỗ, điều này có tác dụng rất tốt cho xương sống của bạn về lâu về dài. Hoặc khi có điện thoại, hãy thử đứng tựa lưng vào tường để tập dáng đứng thẳng tắp như cây tùng.

2. Tọa như chung

Tư thế đúng là tư thế duy trì được sự cân bằng và trọng tâm của cơ thể. Một tư thế quá thoải mái, chẳng hạn như buông thõng người, ngồi ngả ngốn, dựa lưng vào ghế… đồng nghĩa với việc không giữ được trọng tâm và làm cơ thể trở nên trì trệ.
 (Ảnh: Internet)
 (Ảnh: Internet)
Người Trung Quốc cổ đại không dùng ghế có chân cho đến tận thế kỷ 12, thay vào đó họ ngồi khoanh chân hoặc quỳ trên thảm. Các học trò của Khổng Tử khi đàm luận hoặc nghe thầy thuyết giảng đều ngồi dưới đất mà hướng lên trên để thể hiện sự cung kính với bậc bề trên.
Toàn chân thất tử ngồi khoanh chân nghe thầy - Vương Trùng Dương chân nhân giảng Đạo. (Ảnh: Internet)
Toàn chân thất tử ngồi khoanh chân nghe thầy – Vương Trùng Dương chân nhân giảng Đạo. (Ảnh: Internet)
Theo y học cổ truyền, quỳ bằng hai chân giúp kích thích các dây chằng quanh đầu gối và có tác dụng phòng tránh viêm khớp. Thêm vào đó, quỳ gối còn giúp cho lưng thẳng, lưu thông khí huyết, hỗ trợ cho các chức năng của dạ dày, lá lách và gan.
Toàn chân thất tử ngồi khoanh chân nghe thầy - Vương Trùng Dương chân nhân giảng Đạo. (Ảnh: Internet)
Sẽ không thực tế nếu bây giờ chúng ta bỏ hết ghế đi và ngồi đất. Nhưng bạn vẫn có thể tập cho mình tư thế ngồi đúng đắn bằng cách ngồi ở mé ngoài của chiếc ghế và luôn nhắc nhở bản thân duy trì cơ thể cân bằng và giữ cho lưng thẳng.
Ngồi chỉnh tề như đại hồng chung (chiếc chuông lớn) là một hình ảnh so sánh khá hợp lý cả trên phương diện thể chất lẫn tinh thần. Trong các tôn giáo truyền thống thường có hình thức ngồi xếp bằng thiền định, người tu tập phải duy trì một tư thế ngay thẳng và tiến nhập vào trạng thái tâm trí tĩnh lặng.
lap nhu tung 20
Ngồi thiền có thể đạt đến trạng thái toàn thân dễ chịu nhưng tâm trí phải định lại vững chắc, giống như chiếc chuông, tuy trống rỗng bên trong nhưng lại tràn đầy sức mạnh.

3. Hành như phong

Có nghĩa là khi di chuyển, bước đi phải dứt khoát, có lực nhưng vẫn nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động lớn.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Đạo gia giảng rằng khi một người hoàn toàn dứt bỏ được những dính mắc trong đời sống thì người ấy có khả năng khai mở toàn bộ các kinh mạch và có thể đi lại nhẹ nhàng, lướt nhanh như gió vậy.

4. Ngọa như cung

Người xưa thậm chí còn đặt ra quy tắc khi đi ngủ. Khổng Tử dạy rằng nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế ngay thẳng trong ngày.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Theo y học cổ truyền, nằm nghiêng khi ngủ có tác dụng lưu thông khí huyết, trong khi đó tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa khiến cho khí huyết bị ngăn trở.
Ngày xưa, người ta thường trải một tấm chiếu trên mặt đất để ngủ hoặc chọn nơi có bề mặt cứng làm chỗ ngủ. Vào mùa đông khắc nghiệt, những viên gạch được nung nóng trong ngày, sau đó xếp thành một chiếc giường ngủ tuy cứng nhưng rất ấm áp.
Theo The Epoch Times

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Thiên đường quả mọng

Nhắc tới quả mọng, hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay tới Dâu tây? Hay Việt Quất? Thế giới chua ngọt, ngon lành, giàu chất khoáng này còn phong phú hơn nữa cơ! Cùng khám phá nhé!!!
1.ACAI BERRY
Acai hay Acai berry là quả của loài cây thuộc họ cọ Arecacea mọc nhiều ở rừng nhiệt đới Amazon, Brazil.
Acai là loại quả mọng, màu tím đậm có kích thước gần bằng quả nho. Hạt Acai chiếm 90% trọng lượng quả, còn lại 10% là phần cơm.
Phần cơm của Acai là một nguồn dồi dào các chất chống ôxy hóa, acid amin,các acid béo thiết yếu, vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
Acai berry là loại quả mọng màu tím sẫm bằng quả nho xuất xứ từ Brazil, rất giàu chất chống oxy hóa, giàu chất xơ. Người ta thường dùng quả này với bột yến mạch và sữa chua để giúp làm dịu lại vị chua của nó.
ảnh quả mọng,trái cây

2. CAMU CAMU
Quả mọng Camu Camu, nguồn vitamin C dồi dào. Quả Camu Camu có nguồn gốc từ Amazon, được xem là biểu tượng cho sức mạnh và sức khỏe của một vài bộ tộc ở Nam Mỹ. Người dân bản địa thường dùng camu camu làm thức ăn trước mỗi cuộc đi săn, thể hiện ước mong có được hai điều tốt lành đó. Với hàm lượng Vitamin C đứng đầu trong các loại quả, vượt qua cả chanh và quả sơ-ri acerola, trong những năm gần đây quả Camu Camu đã bắt đầu được chú ý và khai thác.
ảnh quả mọng,trái cây

3.DÂU ĐEN – BLACKBERRY
Quả phức màu đỏ thẫm, ăn ngon, cây có nguồn gốc Trung Đông, dáng cây đẹp, có thể trồng trang trí trong nhà. Quả dâu đen giàu polyphenolgiúp ngăn ngừa bệnh tim mạch thậm chí cả bệnh ung thư. Hàm lượng chất xơ trong loại quả này cao hơn các loại quả khác, hàm lượng chất xơ chứa trong 1 cốc nước dâu đen là khoảng 7g. Ngoài ra nó còn giàu vitamin C, vi lượng sắt, canxi và vitamin A.
ảnh quả mọng,trái cây

4.DÂU RƯỢU – BAYBERRY
Dâu rượu tròn như viên bi lớn, đường kính tới 1,5 - 2,5cm. Vỏ bóng láng , màu đỏ rực đến hồng điều, nhưng có thể thay đổi từ trắng đến tía. Màu của thịt cũng giống như màu vỏ, nhưng nhạt hơn. Thịt quả dâu rượu ngọt chát. Ở ngay chính giữa quả là một hạt đơn độc , to bằng nửa quả.
Quả dâu rượu có thể ăn tươi nhưng thường thì được phơi khô, đóng hộp hoặc cho lên men thành rượu chát. Rất được ưa thích. Gốc ở vùng Đông Á, nhiều nhất là ở Trung Hoa, Nhật Bản và được tìm thấy trên toàn vùng Đông Nam Á. Giống dâu rượu còn được nhắc tới nhiều trong văn thơ Nhật Bản.
ảnh quả mọng,trái cây

5.DÂU TẰM - MULBERRY
Còn gọi là dâu tang, tầm tang. Ở châu Âu và Bắc Mĩ gọi là dâu trắng do giống quả ở đó có màu trắng. Quả bế được bao bọc trong các lá đài mọng nước tạo thành một quả phức màu đỏ, sau đen sẫm. Quả dùng để ăn tươi, làm nước giải khát hay dùng để sản xuất rượu vang.
ảnh quả mọng,trái cây

6.DÂU TÂY - STRAWBERRY
Dâu tây còn gọi là dâu tây rừng. Quả to, màu đỏ, thực chất là quả giả, do đế tạo thành. Các quả bế dạng hạt màu đen tụ họp trên trục đế hoa phình to và mọng nước.Dâu tây chứa nhiểu axit malic và axit xitric với màu đỏ pelargoniđin 3-galactozit, dùng ăn tươi, ướp đá, ủ rượu....Loại quả nhỏ, thơm hơn, dễ dàng trồng ở các vườn nhà. Cây nhập nội, trồng để lấy quả. Dâu tây được trồng nhiều ở Châu Âu. Cây dâu tây đầu tiên được nhập vào miền Đông duyên hải nước Mĩ trong những năm đầu thế kỉ XVII. Dâu tây được nhập vào nước ta nhiều ở Đà Lạt.
ảnh quả mọng,trái cây

7.GOJI
Quả Goji mọng nước. Goji là một loại quả có chứa nhiều protein và có nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin C, E cùng với carotenoid giúp ngăn ngừa thiệt hại cho làn da mụn. Nó cũng là loại quả nằm trong số các loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới. Y học Trung Quốc thường sử dụng quả này để trị tiểu đường, cao huyết áp, tăng cường sức khỏe của mắt, gan và thận.
ảnh quả mọng,trái cây

8.GOLDEN BERRY
Golden Berries là một loại quả mọng màu vàng cam có xuất xứ ở Nam Phi, đây được xem là siêu thực phẩm cung cấp năng lượng và thăng bằng trọng lượng. Golden Berries giàu vitamin B, protein và chất xơ có tác dụng điều chỉnh sự trao đồi chất, giữ cơ thể nhiều năng lượng. Ngoài ra loại quả này cũng giàu chất chống oxy hóa và chống viêm.
ảnh quả mọng,trái cây

9.HẮC MAI
Quả hắc mai có vị chua, màu vàng cam là loại quả duy nhất chứa đầy đủ 3 loại Vitamin quan trọng : A,C Và E, trong những năm gần đây nó cực kì được ưa chuộng. Nước quả hắc mai được coi là kho tàng cải thiện sức khỏe giúp tinh thần thư thái và thoải mái.
ảnh quả mọng,trái cây

10.LÍ ĐEN – BLACK CURRANT
Còn gọi là lí chua đen. Cây có nguồn gốc châu Âu, phổ biến ở châu Âu từ thế kỉ XV. Quả có vị chua ngọt rất giàu vitamin C, ngày xưa, dân gian thưòng dùng chữa viêm họng, ngày nay dùng pha xiro và chế rượu mùi.
ảnh quả mọng,trái cây

11.LÍ ĐỎ - RED CURRANT
Còn gọi là lí chua đỏ. Quả tròn, khi chín có màu đỏ tươi. Cây thích đất khô, mát, sét pha cát hoặc đá vôi, vùng ôn đới. Tỉa cành già hằng năm, tỉa sát gốc trong 2 năm đầu để cây nảy nhiều chồi, cho nhiều quả. Nước quả dùng ướp đá, ăn với thịt thú rừng, thịt cừu non.
ảnh quả mọng,trái cây

12.MAQUI
Quả maqui là loại quả nhỏ, khi chín có màu tím đậm mọc ở miền Nam Chile được sử dụng để điều trị các bệnh viêm cho đến sốt cao. Loại quả này có chứa chất flavonoid, có lợi cho tim, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh Maqui có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu.
ảnh quả mọng,trái cây

13.PHÚC BỒN TỬ - RASPBERRY
Phúc bồn tử còn gọi là ngấy hương. Quả kép trông giống mâm cỗ, khi chín có màu xanh đen thẫm rất đẹp, vị chua ngọt, ăn ngon. Phúc bồn tử có chứa nhiều axit hữu cơ, dùng làm nước giải khát, chế rượu bia, hạt có hàm lượng kẽm cao được cơ thể hấp thụ tốt. Là loại quả ngon, dùng để tráng miệng rất lí tưởng. Là loại cây bản địa Châu Âu ôn đới, được trồng phổ biến.
ảnh quả mọng,trái cây

14.VIỆT QUẨT - BILBERRY
Việt quất còn gọi là ỏng ảnh. Cây bụi thấp. Quả xanh đen, hình giống quả nho, dạng hoang dại phổ biến ở Anh và Châu Âu, dạng trồng ở Bắc Mĩ và nhiều nơi trên thế giới . Dùng làm bánh, mứt, kẹo, cất rượu.
ảnh quả mọng,trái cây

15.VIỆT QUẤT BẮC MĨ - WHORTLEBERRY
Còn gọi là ỏng ảnh đầm lầy. Quả mọng, nhỏ, tròn như hòn bi hay hình nón dài như quả ớt, có thể rộng tới 2cm đường kính, rất giàu vitamin C. Vì chua gắt nên chủ yếu là dùng làm mứt, bánh gato, thạch quả hoặc ép nước để giải khát.
ảnh quả mọng,trái cây
16.VIỆT QUẤT BỤI – LOWBUSH BILBERRY
Việt quất bụi hay có tên là việt quất bạc màu. Quả chín mọng vào mùa hạ, rất được ưa chuộng từ con người tới chim chóc, các thú nhỏ như chim, rùa hộp, ưa chuộng vì vị chua chua ngọt ngọt, thơm nhẹ. Gấu rừng cũng rất thích việt quất đó, gấu sinh sản tốt hay không phụ thuộc một phần vào việt quất được mùa hay không.
ảnh quả mọng,trái cây